Bảo trì thang máy

Bảo trì thang máy là gì?

Bảo trì thang máy là hoạt động chăm sóc kỹ thuật, điều chỉnh, sửa chữa hoặc thay thế một số thiết bị, linh kiện nhằm duy trì hoặc khôi phục sự hoạt động của thang máy. Công việc này đảm bảo thang máy hoạt động ổn định, đúng công suất, tốc độ, tải trọng quy định. Đối với thang máy tải hàng cũng như thang máy khách, bảo trì là điều cần thiết để công việc kinh doanh, sản xuất, sinh hoạt không bị ảnh hưởng.

Bảo trì viên kiểm tra các thiết bị trong giếng thang máy.
Bảo trì viên kiểm tra các thiết bị trong giếng thang máy.

Giá bảo trì thang máy tại TpHCM

  • Định kỳ mỗi tháng 1 lần: Chi phí từ 500k/tháng.
  • Định kỳ 2 -3 tháng 1 lần: Chi phí từ 700k/ lần.

Lưu ý: Tùy cấu hình thang mà giá có thể thay đổi. Các tỉnh khác ngoài thành phố Hồ Chí Minh, Quý khách hàng vui lòng liên hệ để được báo giá cụ thể.

Hình thức bảo trì thang máy

Bảo trì dự phòng:

  • Tổng hợp các biện pháp tổ chức, kỹ thuật về bảo dưỡng, kiểm tra, sửa chữa, được tiến hành theo chu kỳ và được lên kế hoạch từ trước. Bảo trì dự phòng giúp hạn chế sự hao mòn trong quá trình thang máy hoạt động. Đồng thời ngăn chặn sự cố mà thang máy có thể gặp phải.
  • Bảo trì thang máy dự phòng được tiến hành trước khi phải sửa chữa. Việc phán đoán các lỗi có thể xảy ra dựa trên các dấu hiệu khi tiến hành các công đoạn bảo trì. Điều này đòi hỏi nhân viên bảo trì phải có nhiều kinh nghiệm, cứng tay nghề.
  • Bảo trì dự phòng giúp giảm thiểu khả năng gián đoạn sản xuất, công việc kinh doanh…
Bảo trì viên xử lý các lỗi của thang máy
Bảo trì viên xử lý các lỗi của thang máy.

Bảo trì hiệu chỉnh

Đây thực chất là quá trình sửa chữa thang máy. Bảo trì hiệu chỉnh được thực hiện khi thang máy tải hàng có dấu hiệu hư hỏng hoặc dừng hoạt động. Việc hiệu chỉnh giảm thiểu các nguy cơ gây mất an toàn cho người sử dụng hoặc hàng hóa.

Tại sao cần bảo trì thang máy thường xuyên?

  • Bảo trì thang máy giúp giảm thiểu các nguy cơ về hỏng hóc trong quá trình sử dụng. Giống như một chiếc xe, nếu chúng ta bảo dưỡng định kỳ thì máy móc sẽ chạy ổn định và an toàn.
  • Giúp công việc kinh doanh, quá trình sản xuất không bị gián đoạn.
  • Đảm bảo an toàn cho người sử dụng hoặc hàng hóa trong quá trình thang máy hoạt động. Nhiều vụ tai nạn xảy ra liên quan đến thang máy khi thang máy không được bảo trì thường xuyên gây hậu quả rất nghiêm trọng.

Quy trình bảo trì thang máy

Các bộ phận thang máy cần phải kiểm tra kĩ lưỡng trong quá trình bảo trì.
Các bộ phận thang máy cần phải kiểm tra kĩ lưỡng trong quá trình bảo trì.

Tùy vào cấu tạo của thang máy (đơn giản hay phức tạp) mà quy trình bảo trì  có sự khác nhau:

1. Kiểm tra trong cabin

Nhân viên bảo trì vào trong cabin thang máy, sử dụng thang chạy lên xuống một số lượt đồng thời kiểm tra, quan sát, lắng nghe, cảm nhận các dấu hiệu của thang khi hoạt động. Ghi nhận lại các hiện tượng như rung, lắc, kêu… để phán đoán tình trạng thang máy.

2. Kiểm tra phòng máy

3. Kiểm tra các thiết bị trong phòng máy

4. Kiểm tra trong giếng thang

Chạy chế độ bảo trì, kiểm tra các thiết bị trong giếng thang như giới hạn trên, dưới, ray, các hộp nhớt, các cờ nhận diện tầng, đối trọng, các thiết bị điều khiển trên nóc cabin….

5. Kiểm tra hệ thống cửa tầng

Kiểm tra hoạt động cửa mở, đóng, các tiếp điểm an toàn, các rãnh sill, guốc trượt dẫn hướng cửa…

6. Kiểm tra hệ thống truyền cửa cabin

Kiểm tra motor, dây curoa, các tiếp điểm, biến tần cửa, các chi tiết khác…

Lưu ý: Các bước 4-5-6 thực hiện liên tục dọc từ trên xuống dưới.

7. Kiểm tra đáy hố PIT

Kiểm tra các thiết bị như giảm chấn, bộ govenor dưới, giới hạn dưới, đèn…

8. Ra khỏi hố thang và cho thang vận hành lại

9. Kiểm tra các hoạt động thang máy lần cuối và kết thúc bảo trì

Trên đây là 9 bước trong quy trình bảo trì thang máy. Các bước chi tiết có trong bộ tài liệu mà công ty cung cấp cho nhân viên.

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *